Cách trị bệnh mất ngủ bằng phương pháp đông y

Hotline 0903 180 883

Cách trị bệnh mất ngủ bằng phương pháp đông y

Bệnh mất ngủ là gì? Mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, ngủ mê man hay gặp ác mộng hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.
Bệnh mất ngủ có thể phân thành 2 dạng: mất ngủ ngắn hạn và mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên).
Mất ngủ ngắn hạn thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian dưới 1 tháng.
Mất ngủ mãn tính diễn ra liên tục trên 1 tháng, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Bệnh mất ngủ không thể chủ quan hay coi thường bởi nếu không khắc phục sớm khiến tình trạng này diễn ra triền miên, kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như:
Béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ
Nguyên nhân gây mất ngủ do nhiều yếu tố khác nhau
Mất ngủ là tình trạng rất thường gặp nhưng ít ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân mất ngủ thường gặp nhất:
Do thói quen sinh hoạt và trạng thái tâm lý:
Tình trạng căng thẳng, lo âu, stress quá mức dẫn tới mất ngủ.
Do thói quen ăn nhiều về đêm, sử dụng chất kích thích, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá.
Rối loạn giờ giấc sinh hoạt do thay đổi lịch ngủ bất thường, làm việc theo ca không cố định, chênh lệch múi giờ khi đi nước ngoài.
Phân chia giờ giấc sinh hoạt không khoa học, thời gian ngủ ban ngày quá nhiều.
Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tình trạng mất ngủ như thuốc chữa đau đầu chứa caffeine, thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc lợi tiểu…
Triệu chứng mất ngủ về đêm có thể nhận biết dễ dàng
Bệnh mất ngủ có thể nhận biết dễ dàng bởi những triệu chứng nổi bật sau:
Khó vào giấc ngủ đêm
Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm và không ngủ lại được.
Sau khi thức dậy không có cảm giác đã ngủ và nghỉ ngơi.
Uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
Cáu gắt, lo âu, trầm cảm.
Khó tập trung, gặp vấn đề về việc ghi nhớ.
Đau đầu, chóng mặt.
Dạ dày và ruột khó chịu.
Cảm thấy bồn chồn, dễ nóng giận.
Trường hợp nặng có thể nhìn thấy ảo giác.
Chữa mất ngủ bằng thuốc Nam lành tính, hiệu quả
Khác với thuốc chữa trị bệnh mất ngủ theo Tây y chủ yếu quan tâm điều trị triệu chứng, còn điều trị bệnh mất ngủ theo Đông y lại quan tâm đến căn nguyên gây ra bệnh. Trong Đông y, mất ngủ được gọi là thất miên (thất: mất, miên: ngủ) hoặc bất mị (bất: không, mị: ngủ), nguyên nhân do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây nên, cụ thể:
Do căng thẳng, lo âu, suy nghĩ quá nhiều dẫn tới hại Tỳ, khi Tỳ hư dẫn tới Huyết không được dưỡng, Can khí uất gây ra tình trạng mất ngủ.
Cơ thể mệt mỏi quá độ, suy nhược dẫn tới hao tổn thận âm, không dưỡng được Tâm gây ra Tâm hỏa, làm thần chí không yên cũng dẫn tới mất ngủ.
Ăn uống không hợp lý gây ra đờm nhiệt ứ trệ khiến giấc ngủ không yên.
Tâm bị kinh động, ngủ hay mơ, sợ hãi bất an cũng gây ra chứng mất ngủ.
Muốn điều trị bệnh hiệu quả cần tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, chú trọng điều trị vào Tâm, Can, Tỳ, Thận. Sử dụng các bài thuốc Nam có tác dụng sơ can giải uất, trấn tâm, bổ tỳ, ích thận, dưỡng huyết sẽ giúp khắc phục hiệu quả bệnh mất ngủ và tránh tái phát trở lại.
Tùy vào thể bệnh nhân, độ tuổi, giới tính và nguyên nhân gây ra bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc trong bài thuốc chữa trị bệnh mất ngủ là khác nhau. Ví dụ, với người mất ngủ do tâm tỳ hư thì phải bổ tỳ khí, khi tỳ tốt thì sẽ sinh được nhiều huyết dưỡng tâm, tâm đủ huyết sẽ ngủ được. Với người tâm âm huyết hư thì phải bổ âm, tư âm dưỡng huyết, ích khí, liễm tâm khí dưỡng tâm, tan thần…


Ngày Đăng: 27-07-2020
Copyright © 2020 vatlytrilieuhuetam.com. Design by Nina.vn
Ngày: 102 | Tuần: 648 | Tháng: 351 | Năm: 27930
1
icon_zalod
images